Khái niệm về Aiki Aiki_(nguyên_lý_võ_thuật)

Aiki là một khái niệm phức tạp, và có ba khía cạnh đã được sử dụng để mô tả nó trong một tình huống võ thuật:

1) Hoà nhập chứ không va chạm

Aiki thường mô tả một ý niệm về sự hợp nhất hoặc hoà nhập vào nhau giữa tình huống chiến đấu. Trong aikido, nó thường mô tả khái niệm về hòa nhập với nhau hơn là việc va chạm trực tiếp. Khái niệm "hoà nhập" thường được mô tả ngay cả trong aikido như "awase".[3] Nhiều định nghĩa cho "aiki" dường như được dựa trên khái niệm về "awase". Sự nhấn mạnh được tập trung vào việc tham gia với nhịp điệu và ý định của đối phương để tìm ra vị trí tối ưu và thời gian áp dụng sức mạnh. Để hoà nhập vào một đòn tấn công, nhiều người tin rằng cần phải chuẩn bị sẵn cho việc tránh một sức mạnh đang hướng tới, nhưng người luyện tập cơ bản về aiki hiểu rằng có sự khác biệt giữa 'hoà nhập' và 'nhường đường', và thay vào đó, họ huấn luyện việc 'chiếm lấy đường' của đòn tấn công một cách tinh tế và điều khiển nó. Aiki liên quan chặt chẽ đến nguyên tắc về nhu, mặc dù khái niệm đó nhấn mạnh hơn vào thao tác vật lý một cách tích cực trên một mức độ kết cấu cơ học.

2) Dẫn dắt đòn tấn công

Người tập luyện aiki có thể dẫn dắt đòn tấn công, và do đó là cả người tấn công, vào các vị trí không vững chãi. Ảnh hưởng tới một người tấn công tăng lên khi sự cân bằng của người tấn công đang giảm đi. Những sự chuyển động của cơ thể (tai sabaki) được sử dụng cho việc này thường là những chuyển động rộng và rõ ràng hoặc nhỏ và tinh tế, thường bắt nguồn từ nội lực. Sự chuyển đổi trọng lượng tinh tế và áp dụng áp lực thể chất cho người tấn công khiến người ta có thể dẫn dắt một người tấn công, giữ cho chúng tĩnh, hoặc giữ chúng không cân bằng (kuzushi) để sử dụng kỹ thuật của riêng mình. Theo cách tương tự, thông qua các chuyển động đánh lừa, người tập luyện aiki có thể chặn lại một phản ứng phòng thủ từ người tấn công, hoặc tạo ra phản ứng phòng vệ từ người tấn công làm cho họ càng lâm vào tình thế nguy hiểm. Có một mức độ mạnh mẽ của mục định, ý chí hay tâm lý[4] về khía cạnh thống trị này. Tâm trí và cơ thể đã được phối hợp.

3) Sử dụng sức mạnh nội lực - Năng lượng Ki

Kiai và aiki sử dụng cùng chữ kanji (chuyển vị) và có thể được coi là khía cạnh bên trong và bên ngoài của cùng một nguyên tắc. Kiai liên quan đến biểu lộ, phát khí hoặc hình thành năng lượng của một người về mặt ngoại lực bên ngoài (sức mạnh bên ngoài), trong khi Aiki liên quan đến năng lượng của một người về mặt nội lực bên trong (sức mạnh bên trong). Do đó, kiai là sự kết hợp của năng lượng bên ngoài (ngoại lực) trong khi aiki là sự kết hợp của năng lượng bên trong (nội lực). Việc sử dụng ki này sẽ liên quan đến việc sử dụng năng lực kokyu, tức là sự hô hấp được điều hợp với chuyển động.[5] Kokyu Ryoku là năng lượng tự nhiên có thể sinh ra khi thân thể và tâm thức được hợp nhất. Thuật ngữ "kokyu" cũng có thể được sử dụng để mô tả một tình huống trong đó hai đối thủ đang di chuyển với thời điểm thích hợp.